MÀI VÔ TÂM LÀ GÌ
Mài vô tâm là phương pháp mài không cần định tâm mài, chuẩn định vị của chi tiết mài chính là bề mặt chi tiết gia công, do đó mài vô tâm không phải gá lắp và kẹp chặt phôi mài, đặc điểm của mài vô tâm là lượng dư gia công nhỏ, mài vô tâm mang lại năng suất và độ chính xác cao, vì vậy mài vô tâm phù hợp với các nhà máy sản xuất hàng hoạt với quy mô lớn.
NGUYÊN LÝ MÀI VÔ TÂM
Nguyên lý mài vô tâm: Chi tiết mài được dẫn động bằng hệ thống thanh đỡ phôi, hoặc cơ cấu rung dẫn phôi, hoặc hệ thống cấp phôi tự động đưa phôi tiến vào giữa hai đá mài vô tâm và dao đỡ chi tiết mài (blade carbide). Trong đó viên đá dẫn (đá cao su) có nhiệm vụ tạo ra hai chuyển động cho tiết mài vô tâm bao gồm chuyển động quay tròn (ngược chiều với viên đá cắt) và chuyển động tịnh tiến theo phương dọc trục. Thường tốc độ của đá dẫn (đá cao su) sẽ nhỏ hơn tốc độ của đá mài (đá cắt) để tạo ra ma sát lớn hơn so với đá mài (viên đá cắt). Góc nghiên của đá mài vô tâm (viên đá cắt) thường dao động +5° ~ -3° và góc xoay thường ±5°. Dao đỡ chi tiết mài vô tâm hay còn gọi là căn đỡ phôi mài (đồ gá chính) vô cùng quan trọng với phương pháp mài vô tâm, do đó người vận hành máy phải lựa chọn kích thước dao đỡ mài phù hợp và tương thích với đường kính chi tiết cần mài để mang lại độ chính xác cao nhất khi gia công.
PHƯƠNG PHÁP VÔ TÂM
Phương pháp mài vô tâm:Phương pháp mài vô tâm là phương pháp mài không cần định vị và kẹp chặt chi tiết trên máy mài, chi tiết mài được thả tự do và dẫn động vào mài vị trí mài bằng hệ thống thanh V đỡ phôi, hoặc cơ cấu rung dẫn phôi, hoặc cơ cấu cấp phôi tự động. Khi chi tiết được dẫn vào vị trí dao đỡ mài (blade carbide) hay còn gọi là căn đỡ phôi mài (đồ gá chính của máy mài vô tâm), viên đá dẫn sẽ có nhiệm vụ tạo ra hai chuyển động cho chi tiết mài vô tâm bao gồm chuyển động quay tròn (ngược chiều với viên đá mài) và chuyển động tịnh tiến dọc trục. Mài vô tâm có hai phương pháp ăn dao phổ biến hiện nay là mài ăn dao dọc và mài ăn dao ngang.
PHÂN BIỆT GIỮA MÀI VÔ TÂM VÀ MÀI CÓ TÂM
Phân biệt giữa mài vô tâm và mài có tâm (mài tròn trong tròn ngoài, mài lỗ): Điểm khác biệt cơ bản giữa mài vô tâm với mài có tâm đó là mài vô tâm không cần phải gá kẹp hoặc cố định chi tiết mài trên máy vì chuẩn định vị chi tiết mài vô tâm chính là bề mặt chi tiết mài, do đó không cần phải chuẩn bị hai lỗ định tâm của chi tiết mài. Còn mài có tâm (mài tròn ngoài, mài tròn trong hay gọi là mài lỗ) thì chuẩn định vị chi tiết gia công chính là bề mặt chi tiết và hai lỗ định tâm, việc kẹp chặt chi tiết mài thường sử dụng mâm cặp (nếu chi tiết ngắn, nhỏ), hoặc kết hợp giữa hai mũi chống tâm (nếu chi tiết dài, nhỏ), hoặc kết hợp giữa mâm cặp và mũi chống tâm (nếu chi tiết lớn, dài), hoặc kết hợp giữa mâm cặp – luy nét – mũi chống tâm (nếu chi tiết lớn, dài và nặng). Vì vậy độ chính xác của mài có tâm phụ thuộc rất nhiều vào hai lỗ định tâm và bề mặt định vị, kẹp chặt, chính vì thế khâu chuẩn bị mặt định vị rất quan trọng với mài có tâm. Chính vì thế phương pháp mài vô tâm luôn cho độ chính xác cao hơn nhiều so với mài có tâm.
Mài vô tâm có thể mài suốt (mài liên tục) hoặc mài cạn (mài một phần chi tiết, mài chi tiết có bậc) mà không cần phải gá kẹp chi tiết. Mài có tâm gá kẹp chi tiết bằng mâm cặp kết hợp mũi chống tâm hoặc kết hợp hai mũi chống tâm để kẹp chặt chi tiết mài, dó đó mài có tâm thường được ứng dụng để mài các chi tiết trụ tròn có đường kính lớn như trục cán con lăn, trục cán thép, trục cơ khí, trục gá lắp, trục lớn hạng nặng…
ỨNG DỤNG MÀI VÔ TÂM
Mài vô tâm thường được sử dụng để mài các chi tiết cơ khí hình trụ tròn nhỏ với yêu cầu độ chính xác cao, hoặc sử dụng để mài các chi tiết trục quay (như trục động cơ, trục rotor, trục dẫn động…), mài các chi tiết chốt trụ, chốt định vị, mài chi tiết chốt pin (Crack Pin), mài các chi tiết trong ngành cơ khí ô tô, ngành hằng không, chi tiết y tế với yêu cầu độ chính xác tròn trụ cao…
Giải pháp mài vô tâm: Mài vô tâm thường được tính đến và sử dụng khi sản xuất chi tiết hàng loạt với yêu cầu độ chính xác cao, vì ưu điểm của mài vô tâm là mang lại năng suất cao, có thể mài liên tục nhờ cơ cấu cấp phôi tự động (đưa phôi vào – lấy phôi ra). Do đó máy mài vô tâm phù hợp với quy mô sản xuất hàng loạt trong các ngành công nghiệp ô tô, hằng không, y tế, sản xuất bạc đạc, sản xuất chốt trụ, chốt định vị, sản xuất chốt pin, sản xuất nhông xích, chốt xích…
QUY TRÌNH BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG MÁY MÀI VÔ TÂM
Quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy mài vô tâm: Máy mài vô tâm là thiết bị gia công chính xác cao, do đó để đảm bảo máy hoạt động giao công ổn định chúng ta cần phải bảo dưỡng máy mài vô tâm theo quy trình và định kỳ. Hơn nữa máy có nhiều cơ cấu với kết cấu máy tương đối phức tạp. Vì vậy quy trình bảo trì và bảo dưỡng máy mài vô tâm cần phải thực hiện đầy đủ theo các khuyến cáo của nhà sản xuất về nguyên tắc sử dụng và vận hành thiết bị. Việc bảo dưỡng, vệ sinh máy mài vô tâm phải được thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên nhằm đảm bảo độ chính xác của máy, kéo dài tuổi thọ của máy. Hàng ngày sau mỗi ca làm việc phải lau chùi vệ sinh, bảo quản máy, tra dầu mỡ vào các bộ phận chuyển động của máy, bôi trơn ổ đỡ trục chính. Dầu thủy lực phải tinh khiết, được lọc hết bụi bẩn. Dung dịch làm mát phải được kiểm tra và thay thế theo định kỳ. Người quan lý và cán bộ kỹ thuật vận hành máy cần phải thực hiện đúng chế độ định kỳ thay dầu, thay dung dịch làm mát, tra mỡ và làm vệ sinh máy đảm bảo máy luôn hoạt động ổn định.
LỰA CHỌN ĐÁ MÀI VÔ TÂM
Đá mài vô tâm nào đảm bảo chất lượng, cách lựa chọn đá mài vô tâm sử dụng cho máy mài vô tâm: Máy mài vô tâm sử dụng hai loại đá mài trên máy cùng một lúc bao gồm một viên đá dẫn và một viên đá mài.
– Viên đá dẫn thường gọi là đá cao su, viên đá nhựa với vật liệu cấu tạo chính của đá là silicon carbide, rubber centerless grinding wheel.
– Viên đá mài (đá mài vô tâm, centerless grinding wheel) là viên đá quan trọng vì quyết định đến độ bóng của bề mặt chi tiết mài, thường vật liệu chính cấu tạo của đá mài vô tâm gồm hạt mài Aluminum Oxide…
Việc lựa chọn đá mài vô tâm phụ thuộc vào vật liệu gia công để lựa chọn hạt mài phù hợp, nếu vật liệu gia công là thép mềm thì chọn đá mài có hạt lớn (thường là đá gốm, đá có độ cứng cao), nếu vật liệu gia công là thép cứng thì lựa chọn đá mài có hạt mài mịn (thường là đá có hạt mài từ GC80, GC100, GC120, đá thường mềm hơn).
Lựa chọn kích thước đá mài vô tâm phụ thuộc vào máy mài vô tâm đang sử dụng. Chúng tôi đưa ra các thông số cơ bản và phổ biến về đá mài vô tâm đang được sử dụng phục vụ cho các dòng máy mài vô tâm Palmary để Quý khách hàng có thể tham khảo và lựa chọn, nếu cần tư vấn chi tiết hơn nữa vui lòng liên lạc trực tiếp đến chúng tôi: 0965 868 268 & Email: hitech@thietbihitech.com.vn
– Đá mài vô tâm sử dụng cho Máy mài vô tâm PC-12S, Máy mài vô tâm series 12
Đá mài vô tâm GC80L7V7A 305x150x120x175x100x25x25mm, hay thường gọi là bánh mài vô tâm viên đá đá mài GC80L7V7A (38A)
Đá mài vô tâm A150R0R7A 205x150x90x130x100x25x25mm, hay thường gọi là bánh mài vô tâm viên dẫn, đá mài vô tâm đá cao su.
– Đá mài vô tâm sử dụng cho Máy mài vô tâm PC-18S, Máy mài vô tâm series 18
Đá mài vô tâm GC80L7V7A 455x205x228.6x295x155x25x25mm, hay thường gọi là bánh mà vô tâm viên đá mài GC80L7V7A (38A)
Đá mài vô tâm A150R0R7A 255x205x111.2x165x110x75x20mm, hay thường gọi là bánh mài vô tâm viên đá dẫn, đá mài vô tâm đá cao su.
– Đá mài vô tâm sử dụng cho Máy mài vô tâm PC-20S, Máy mài vô tâm PC-24S, Máy mài vô tâm series 20, series 24
Đá mài vô tâm GC80L7V7A 500x200x305x350x150x25x25mm, hay thường gọi là bánh mài vô tâm viên đá mài GC80L7V7A (38A)
Đá mài vô tâm A150R0R7A 295x200x127x200x75x70x55mm, hay thường gọi là bánh mài vô tâm viên đá dẫn, đá mài vô tâm đá cao su.