1. Bu lông là gì?
Bu lông là một sản phẩm cơ khí được sử dụng để lắp ráp, liên kết các chi tiết đơn lẻ để tạo thành 1 khối thống nhất, bu lông có dạng hình thanh trụ tròn, một đầu có mũ hình tròn, hình vuông hoặc hình lục giác… một đầu được tiện ren để vặn vừa với đai ốc.
Bu lông là gì?
2. Đặc điểm của Bu lông – Ốc vít
2.1 Đặc điểm của Bu lông
Bu lông là sản phẩm được thiết kế dưới dạng thanh trụ tròn, tiện ren và được kết hợp sử dụng cùng với đai ốc. Với thiết kế như vậy cho phép có thể liên kết, lắp ráp dễ dàng các chi tiết thành liền một khối. Ngoài ra, bu lông có một số đặc điểm sau:
– Muốn tháo vặn được bu lông phải sử dụng đến cờ lê, mỏ lết, hay dụng cụ chuyên dụng như lục lăng, hoa khế…
– Các chi tiết cơ khí được nối với nhau bởi bu lông thì thường có độ chắc chắn hơn là đinh vít
– Cấu trúc thân bu lông được thiết kế theo dạng xoắn ốc
– Được chia ra nhiều loại để thuận tiện cho quá trình sử dụng.
– Muốn tháo vặn được bu lông phải sử dụng đến cờ lê, mỏ lết, hay dụng cụ chuyên dụng như lục lăng, hoa khế…
– Các chi tiết cơ khí được nối với nhau bởi bu lông thì thường có độ chắc chắn hơn là đinh vít
– Cấu trúc thân bu lông được thiết kế theo dạng xoắn ốc
– Được chia ra nhiều loại để thuận tiện cho quá trình sử dụng.
Đặc điểm của bu lông
2.2 Đặc điểm của ốc vít
Ốc vít với thiết kế có ren ngoài với khả năng có thể liên kết chặt chẽ các chi tiết thành một khối bằng thao tác vặn chặt đầu ốc vít. Song, bên cạnh đó ốc vít vẫn còn có một số điểm như sau:
– Hầu hết các loại ốc vít có tiết diện không đồng đều, có thể là nhỏ to ở phần trên và nhỏ dần khi về dưới
– Sử dụng độc lập không cần các loại đai ốc
– Muốn sử dụng được ốc vít thì thường phải dùng thêm cả máy khoan hay các loại máy bắt vít khác
– Được thiết kế theo cấu trúc xoắn ốc
– Sở hữu ngoại hình thon và nhọn
– Có thể bắt vít trong điều kiện có lỗ khoan hoặc không đều được.
– Hầu hết các loại ốc vít có tiết diện không đồng đều, có thể là nhỏ to ở phần trên và nhỏ dần khi về dưới
– Sử dụng độc lập không cần các loại đai ốc
– Muốn sử dụng được ốc vít thì thường phải dùng thêm cả máy khoan hay các loại máy bắt vít khác
– Được thiết kế theo cấu trúc xoắn ốc
– Sở hữu ngoại hình thon và nhọn
– Có thể bắt vít trong điều kiện có lỗ khoan hoặc không đều được.
Đặc điểm của ốc vít
3. Sự khác biệt giữa bu lông và ốc vít – Phân loại bu lông với ốc vít
– Bu lông là một loại ốc vít ren ngoài được thiết kế để chèn qua các lỗ được tạo ren phù hợp có sẵn trong các bộ phận lắp ráp hay chi tiết cơ khí. Nhưng vít là một ốc vít có ren ngoài có thể được chèn qua các lỗ hoặc được vít trực tiếp vào các phần cần được nối.
– Thông thường các bu lông có tiết diện tròn đồng đều nhưng tiết diện trong vít không đồng nhất, các loại ốc vít thông thường có đuôi nhọn hay phần đuôi dạng đuôi cá.
– Các bu lông luôn được sử dụng với các đai ốc nhưng ốc vít luôn được sử dụng mà không cần có đai ốc thay vào đó có thể có thêm sâu nở tùy thuộc vào loại vật liệu vít tác động lên ví dụ như bê tông, tường…
– Các sợi trên bu lông có cấu trúc xoắn ốc và có độ dốc nhỏ hơn. Các ren vít có cấu trúc xoắn ốc và có độ dốc lớn hơn so với các bu lông.
– Các bu lông không có thân côn nhưng vít có thể có hoặc không có thân côn.
– Các bu lông chủ yếu cần dùng đến cờ lê, mỏ lết, lục lăng để thắt chặt hay nới lỏng nhưng vít thì lại cần đến máy bắt khoan vít riêng.
– Các bộ phận, chi tiết lắp ghép khi dùng với bu lông có cường độ lớn hơn so với vít.
– Các bu lông có thể có sẵn trong các kích thước rất lớn nhưng các ốc vít có sẵn trong các kích thước nhỏ hơn hoặc trung bình.
– Thông thường các bu lông có tiết diện tròn đồng đều nhưng tiết diện trong vít không đồng nhất, các loại ốc vít thông thường có đuôi nhọn hay phần đuôi dạng đuôi cá.
– Các bu lông luôn được sử dụng với các đai ốc nhưng ốc vít luôn được sử dụng mà không cần có đai ốc thay vào đó có thể có thêm sâu nở tùy thuộc vào loại vật liệu vít tác động lên ví dụ như bê tông, tường…
– Các sợi trên bu lông có cấu trúc xoắn ốc và có độ dốc nhỏ hơn. Các ren vít có cấu trúc xoắn ốc và có độ dốc lớn hơn so với các bu lông.
– Các bu lông không có thân côn nhưng vít có thể có hoặc không có thân côn.
– Các bu lông chủ yếu cần dùng đến cờ lê, mỏ lết, lục lăng để thắt chặt hay nới lỏng nhưng vít thì lại cần đến máy bắt khoan vít riêng.
– Các bộ phận, chi tiết lắp ghép khi dùng với bu lông có cường độ lớn hơn so với vít.
– Các bu lông có thể có sẵn trong các kích thước rất lớn nhưng các ốc vít có sẵn trong các kích thước nhỏ hơn hoặc trung bình.
Mỗi một loại sản phẩm đều mang những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, để có thể sử dụng phù hợp với nhu cầu và đúng chức năng chúng ta cần biết được khi nào sử dụng ốc vít, khi nào sử dụng bu lông. Để tránh trường hợp sử dụng sai sản phẩm gây ảnh hưởng đến chất lượng của công trình hay là một số đồ dùng.
Khi nào nên sử dụng bu lông
Đối với các mối liên kết cần tính chính xác cũng như sự chặt chẽ thì chúng ta nên sử dụng bu lông. Hay ngay cả trong các trường hợp, mối liên kết có trọng lượng tương đối thì bu lông cũng chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
Bu lông được cấu tạo bởi phần đai ốc và bu lông, khi sử dụng thì phần đai ốc sẽ siết chặt phần bu lông với bề mặt vật liệu từ đó giúp cho sự liên kết đó chặt chẽ hơn so với khi sử dụng ốc vít.
Khi nào sử dụng ốc vít
Bạn nên sử dụng ốc vít cho những mối liên kết với trọng lượng vừa phải vì nếu như sử dụng quá tải trọng cho phép sẽ ảnh hưởng đến mối liên kết đồng thời gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.